Lối Sống Tối Giản

0 trên 5(0 đánh giá)

65,000

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Tái Bản)

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.

 

Hotline hỗ trợ 24/7:(+84)934323882

Còn hàng

Mô tả

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Tái Bản)

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.

Xuất phát từ cùng một khái niệm “minimalism” – chủ nghĩa tối giản nhưng ở những nền văn hóa, vị trí địa lý khác nhau sẽ có cách hiểu và áp dụng riêng biệt. Gần đây, dễ dàng nhận thấy có hai xu hướng chính được những người theo đuổi chủ nghĩa tối giản hay nhắc tới đó là: tối giản kiểu Bắc Âu và tối giản kiểu Nhật Bản. Với điều kiện thiên nhiên không mấy ôn hòa, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, động đất cũng như mật độ dân cư đông đúc tại khu vực thành thị, người dân ở những thành phố lớn của Nhật Bản luôn phải tính đến việc tối ưu hóa cách bố trí các đồ đạc trong nhà để bảo đảm không gian sống một cách thoải mái, hài hòa cũng như bảo đảm ngân sách cho nơi ở. Bạn cũng biết rồi đấy, giá cả phòng ốc tại Tokyo của Nhật Bản thuộc loại “tấc đất, tấc vàng” nên việc tiết kiệm diện tích, tối giản hóa các đồ dùng sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho chủ nhân của nơi ở đó. Nhắc đến điều này để thấy rằng tuy chủ nghĩa tối giản có nhiều điểm tích cực nhưng bản thân những người áp dụng lối sống này cũng cần cởi mở và linh hoạt theo nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của bản thân.

Trước khi đưa độc giả đến với những nội dung chi tiết, tác giả Sasaki Fumio trình bày sơ lược về bố cục quyển sách và gợi ý cho độc giả cách thức tiếp cận. Theo tôi, chương quan trọng nhất và có tính ứng dụng cao nhất chính là Chương 3 Những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Điều này cũng không phủ nhận tầm quan trọng của các chương khác bởi vì ông đặt vào đó những diễn giải về tâm lý học hành vi, điều đã thúc đẩy chúng ta phải mua sắm vô độ rồi cũng chính chúng ta không thèm ngó ngàng gì đến những món đồ đắt tiền đó chỉ trong vòng vài lần sử dụng. Quyển sách kết thúc với nhận thức của tác giả về “hạnh phúc” trước và sau khi theo đuổi lối sống tối giản, việc cắt giảm mua sắm và những đồ đạc dư thừa trong nhà tại sao lại giúp ta cảm nhận hạnh phúc từ bên trong?

Dưới đây là một số điểm lý thú mình học được từ quan điểm của tác giả:

1. Quá nhiều đồ đạc khiến ta luôn bị làm phiền

Ta dành thời gian để nghiên cứu, chọn lựa, thanh toán và đón chào món đồ mới, học cách sử dụng, bảo quản và đôi khi sửa chữa nó. Việc ngày càng có nhiều đồ đạc sẽ khiến thời gian của bạn bị chia nhỏ cho những hoạt động liên quan đến chúng rồi dần bị chúng chi phối, thời gian dành cho bản thân sẽ ngày càng ít đi.

 2. Dọn dẹp gọn gàng có khiến cho tư duy của ta tích cực hơn?

Tác giả mô tả quá trình “thanh lọc” đồ đạc cũng chính là sắp xếp tư duy “ỷ lại” của bản thân. Trước khi cam kết với lối sống tối giản, ông luôn tìm cho mình những lý lẽ để đổ lỗi và để khiến bản thân bớt tội lỗi vì duy trì một cuộc sống nhàm chán, chưa tôn trọng bản thân và không ngừng so sánh với người khác.

Sau khi đã chọn lọc, lưu lại và vứt bỏ những đồ đạc không cần thiết, tác giả khẳng định rằng ông không hề thiếu thốn như mình đã tưởng tượng và lại còn quá bừa bộn khiến đôi khi không còn biết đến sự tồn tại của những món đồ mà mình đã mua sắm.

3. Gắn tình cảm với việc sở hữu hay lưu trữ đồ đạc

Nếu là tác giả của trước khi thực hành sống tối giản (STG), trạng thái vui vẻ của ông được ông định nghĩa là việc sở hữu những món đồ mới khiến “mọi người ngưỡng mộ”. Thực chất, cảm giác “vui vẻ” này không phải xuất phát từ bản thân ông mà đến từ bên ngoài. Đó là sự tác động của người khác hoặc từ cảm giác mới lạ vì được sở hữu một món đồ mà mình hằng ao ước. Do đó, cảm giác này nhanh chóng tan biến khi người khác không còn trầm trồ với món đồ mới của ông hay món đồ không còn mới mẻ nữa. Lúc này, một món đồ khác lại được nhắm đến khi niềm “hạnh phúc” sở hữu món đồ trước đã vơi đi. Đối với bản thân trước đây, đồ đạc còn gắn với những kỉ niệm và thật khó để tạm biệt chúng. Do đó, đồ đạc cứ ngày càng nhiều thêm vì không nỡ vứt đi những “tình cảm mọi người dành cho mình”. Nay, tác giả đã thực hiện những cách thức rất gần gũi để không phải giữ lại những đồ đạc không dùng đến nữa, đó là số hóa những hình ảnh, tài liệu, thư tay, thiệp chúc mừng, v.v . và. Làm gọn gàng và giữ gìn sạch sẽ không gian sống cũng góp phần làm thông thoáng tâm trí và từ đó có những ý tưởng thú vị hơn.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lối Sống Tối Giản”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *