Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không

0 trên 5(0 đánh giá)

73,000

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

 

Hotline hỗ trợ 24/7:(+84)934323882

Còn hàng

Mô tả

Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài.

“Khi hơi thở hóa thinh không” là một quyển sách đặc biệt. Sự đặc biệt của nó không chỉ nằm ở nội dung cao cả mà nó biểu đạt, mà nằm ngay câu chuyện đằng sau của tác giả Paul Kalanithi. Một tác phẩm văn học có chiều sâu là tác phẩm ẩn chứa một thông điệp sâu sắc, người nghệ sĩ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống khách quan, dưới lăng kính của bản thân mà thổi hồn vào tác phẩm, đem cái triết lý được trải nghiệm suốt cả cuộc đời để tìm kiếm những con người đồng điệu. Dưới lớp vỏ của ngôn từ, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc triết lý của cuộc đời, của sự sống và cái chết. “Ai dạy cho con người cách chết sẽ đồng thời dạy họ cách sống”, triết lý của tác phẩm không phải giáo điều cũ kĩ, không phải bài diễn văn về triết lý nhân sinh, mà từ câu chuyện của một người mà làm triệu người rơi nước mắt. Những câu chuyện về người làm ngành y cố gắng cứu chữa bệnh nhân, cách các tác giả đấu tranh với thần chết để níu trọn sự sống cho người bệnh đã là một câu chuyện cũ, ở đây, vẫn đề này được tiếp nhận một cách mới mẻ và thực tế hơn. Chính tác giả cũng là một bác sĩ, ở tuổi 35, chính anh cũng nhiều lần trải nghiệm sự giao thoa giữa sự sống và cái chết, vì vậy, cái cách trần thuật trong tác phẩm cũng gần gũi và “trần trụi” hơn nhiều. Trong tác phẩm, anh vừa là bác sĩ, bất ngờ hơn, đau đớn hơn, anh cũng là một bệnh nhân, một bệnh nhân hiểu rõ trọn vẹn quá trình “héo mòn” của mình, một người “giúp theo đuổi cái chết: nắm lấy nó, lột mặt nạ của nó và nhìn thẳng vào nó, không chớp mắt”.

Bằng cách đảo ngược dòng trần thuật, từ việc mô tả cảm xúc khi nhận được xét nghiệm “Là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh bước vào năm cuối của chương trình nội trú, trong suốt sau năm qua, tôi đã nghiên cứu vô số bản chụp cắt lớp kiểu này, với hy vọng có thể làm được điều gì đó cho bệnh nhân. Nhưng lần này thật khác biêt: ảnh chụp là của… chính tôi.” rồi hồi tưởng cái khoảng thời gian ngày xưa ấy, cái khoảng thời gian thơ ấu khi tác giả được mẹ mình, thông qua những tác phẩm kinh điển, mà gieo vào những hạt mầm của triết lý, của đạo đức, về cuộc sống về cuộc đời. Đến lúc, hoang mang giữa một ngã tư đường trở thành một nhà văn hay theo nghiệp y nối tiếp truyền thống gia đình, tới thời điểm trở thành một trong những bác sỹ phẫu thuật thần kinh vượt trội và cuối cùng là kết thúc trên giường bệnh của một bệnh nhân mà sự sống chỉ kéo dài một vài năm. Dòng trần thuật này cũng là một điểm cộng trong cách hành văn của tác giả. Không theo dòng thời gian đơn thuần, sự việc nào xảy ra trước được kể trước, cách hành văn này khiến tác giả gây ấn tượng hơn trước chuỗi sự kiện xảy ra trong cuộc đời của tác giả, góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời của Paul cũng như khiến những triết lý trong tác phẩm có một cơ sở rõ ràng, chứ không đơn thuần là sự “ngộ nhận” hay trải nghiệm suông.

Cái chết không phải là sự kết thúc của một cuộc đời, nó chính là kết thúc của một khởi đầu.

Tôi, đi theo hành trình của tác giả, là đi theo chuỗi những ngày dài đấu tranh với cái chết. Cái chết, ung thư, có đáng sợ? Cái chết liệu có phải sự kết thúc? Hay đơn giản, cái chết chính là kết thúc của một khởi đầu.Cái chết trong tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất . Mặc dù trong tác phẩm, xuất hiện rất nhiều từ ngữ chuyên ngành y học, tuy nhiên bằng ngòi bút văn chương của bản thân, tác giả đã đưa ra một cách nhìn đơn giản nhất nhưng cũng triết lý nhất  về cái chết. Là một bác sĩ, tác giả nhận thức mình đã và đang mang trên mình một cái ách nặng nề về trách nhiệm trọng đại, về cái sự cao cả của một chiến binh chiến đấu hết mình dẫu biết phải hy sinh trên chiến trường đầy ác liệt. Chính tác giả cũng hiểu được một cái đạo lý vốn không công bằng của cuộc đời “Cho dù bạn có hoàn hảo, nhưng nhân gian thì không.” ,như một lẽ tự nhiên, cái chết sẽ luôn chiến thắng hả hê trước bao nỗ lực níu giữ chân người bệnh.Dù biết rằng  cuộc sống vốn dĩ ăn gian, tất cả sẽ thua cuộc trước bánh xe của cuộc đời nhưng điều đó không cho phép tác giả buông tay, hay ngừng nghỉ chiến đấu. Sẽ chẳng có ai đạt đến được sự hoàn hảo, nhưng “ bạn có thể tin vào đường tiệm cạn của những gì mình không  ngừng hướng tới.”

Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Paul đối mặt với cái chết, “cái tương lai mà tôi đã tưởng tượng, cái mà tôi sắp sửa đạt được, đỉnh cao nhất sau bao thập kỉ tranh đấu cho nó, đã hoàn toàn bay hơi.” có lẽ đôi tay cầm dao mổ đã hóa thinh không , nhưng chính anh cũng mở ra một cánh cửa mới về văn chương – một phần con người anh. Paul chọn văn học để làm cuộc sống của mình thêm ý nghĩa, dựa vào những câu chữ mà viết nên một triết lý nhân sinh.“Tôi cần chữ nghĩa để tiến lên phía trước. Văn chương đã mang tôi trở lại với cuộc đời trong suốt thời gian đó. Ngay cả khi tôi phải chết, tôi vẫn sống cho tới lúc thực sự ra đi. Bạn sẽ làm gì khi con đường phía trước không biết là còn dài bao nhiêu? Sẽ sống từng ngày đó như thế nào?” Giữa sự sống và cái chết, Paul như một chiến binh sừng sững, giữa chiến trường an nguy mà không sờn, anh hũng như một vị thần dũng mãnh. Bởi, chính anh hiểu trọn vẹn được rằng, sự sống không đo bằng tháng năm mà bằng những khoảnh khắc mình đang sống. Song hành cùng tác phẩm của mình, Paul đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về cái chết. Văn học đem đến cho người đọc nhiều điều hơn là câu chữ, một tình cảm ta chưa có, một cảm xúc ta đã có. Văn học là một khối cầu nhiều màu sắc của cuộc đời, qua những ánh sáng phản quang mà kiến tạo một cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nếu như Paul nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn bình thường, cái chết khiến Paul gục ngã, chính bản thân anh trầm mình vào những đau thương của một linh hồn dần bị cái chết dẫn dắt thì “Khi hơi thở hóa thinh không” đã không làm thổn thức bao tâm hồn giữa dòng đời chênh vênh. Trong sự chòng chành của cuộc đời, Paul đã nương mình theo một điểm tựa, sống là để cống hiến, sống sao cho lòng không hối hận, dù ngay cái chết đã cận kề sau từng ngưỡng cửa, vẫn vươn mình đón những ánh nắng sớm mai. Tác phẩm viết vể cái chết, nhưng không làm người đọc cảm thấy sợ hãi. Tác phẩm viết về cái chết mà làm lòng người thổn thức. Nó đặt ra những suy nghĩ trong lòng người đọc. “Khi hơi thở hóa thinh không” đã làm trọn vẹn thiên chức của một tác phẩm văn học, nó nhìn về cái bi lụy của cái chết để tìm ra cái ánh sáng của sự sống. Cái chết đóng lại cuộc đời của một người bác sĩ, nhưng cái tuổi 35 ấy lại sống trọn giữa thế thái nhân sinh, để trái tim của cuộc đời người bác sĩ tài hoa ấy vẫn ngàn năm còn đập những nhịp đập rung rinh trước cuộc đời. Tác phẩm lấy một đề tài về cái chết, viết về cái chết nhưng lại giúp tác giả níu trọn sự sống, cái sự sống khi tìm ra ý nghĩa cuộc đời.

Phải chăng, chỉ khi con người giả từ sự sống để hòa vào vòng tay cõi chết thì chúng ta mới đứng tại làn ranh đó để nhận ra ý nghĩa cuộc đời, mới vứt bỏ mọi phù phiếm, đi sâu vào nội tâm mình và sống trọn vẹn khi còn có thể. Paul không thuyết giáo, không hô hào, mà chỉ dung đôi dòng tâm sự. Tựa như bầy tôi của khoa học những cũng là đứa con của văn chương, tác giả đã lựa chọn chân thành với người đọc khi đối diện với cái chết của chính mình, để người đọc sống cùng anh trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời dù thời gian của chính anh đã sắp ngừng trôi, để khi câu chuyện qua đi, trong lòng người vẫn còn dư ba súc tích.Paul nhận ra rằng: “Hầu hết chúng ta đang sống với sự nhận biết thụ động về cái chết – đó là điều xảy ra với bạn và những người xung quanh bạn. Nhưng chúng tôi (các bác sĩ) được đào tạo để chủ động giao chiến với cái chết, vật lộn với nó – và trong lúc làm điều đó, trực diện với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời”.

Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, nhưng thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khi Hơi Thở Hóa Thinh Không”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *